Những tính năng vượt trội của máy đo độ dày lớp mạ
Máy đo độ dầy lớp mạ đã và đang được nhiều người sử dụng rất rộng rãi trên thị trường Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bài viết này Đo lường bảo trì sẽ chia sẻ chi tiết cho quý khách hàng hiểu rõ hơn về những tính năng vượt trội của máy đo độ dày lớp mạ nhé!
Máy đo độ dày lớp mạ là gì?
Máy đo độ dày lớp mạ là môt trong những phương tiện trong đo đạc độ dầy lớp phủ trên các loại vật liệu. Các vật liệu đấy được kể đến như sắt, thép, và các loại vật liệu không có từ tính khác.
Những tính năng vượt trội
Thiết bị được những kỹ thuật viên có kinh nghiệm tin dùng trong kiểm tra các bộ phận như thân xe ôtô trên cơ sở về đo độ dầy của lớp sơn phủ. Từ đó chúng ta có thể biết được lớp sơn đấy có dầy mỏng như thế nào. Và cũng để biết rằng chiếc xe đã được phục chế sau tai nạn (hoặc một số vấn đề khác) hay là không? Máy cũng cho phép chúng ta có thể xác định chất lượng của lớp sơn phủ. Bên cạnh đó, một đặc tính quan trọng khác của máy đó là trong quá trình chúng ta đo đạc sẽ không làm ảnh hưởng đến bề mặt sơn phủ.
Máy được thiết kế để đo và kiểm tra tốt các lớp phủ bên ngoài. Ví dụ như lớp sơn mài, nhựa, men, giấy, thủy tinh. Hay lớp cao su trên đồng, nhôm, đồng thau, thép không gỉ, hợp kim nhôm.
Đặc biệt máy đo độ dày lớp mạ của Đo lường bảo trì luôn đạt cả hai tiêu chuẩn quốc tế ISO 2178 và ISO 2361. Cũng như các tiêu chuẩn DIN, ASTM và BS. Máy cũng có thể dùng được cho phòng thí nghiệm và đáp ứng được các điều kiện yêu cầu cao khác nhau.
>>> Tìm hiểu thêm: Máy đo điện trở suất của đất là gì? Loại nào tốt nhất?
Phân biệt và công dụng của các đầu dò máy đo độ dày lớp mạ
Đầu dò F được dùng để đo độ dày của vật liệu phi từ tính. Ví dụ như: sơn, nhựa, men sứ, đồng đỏ, kẽm, nhôm, crôm … Hay trên các thiết bị và vật liệu từ tính. Ví dụ như sắt, niken,…. Đầu dò F cũng thường được sử dụng để đo độ dày của các lớp mạ kẽm, lớp sơn mài, lớp men sứ, lớp photphua. Hay các lớp mạ đồng, mạ nhôm, mạ hợp kim.
Đầu dò N thì được dùng để đo độ dày của lớp phủ phi từ tính trên các bề mặt vật liệu phi từ tính. Được sử dụng cho các lớp phủ oxi hóa anốt, véc-ni, sơn, men, nhựa, bột, … Đầu dò N được dùng cho nhôm, đồng thau, inox phi từ tính …
Những máy đo độ dày lớp mạ tốt nhất
Máy đo độ dày lớp sơn xe ô tô của hãng QNIX Carcheck
– Máy Carcheck System PLUS của hãng QNIX giúp người dùng có thể kiểm tra nhanh lớp sơn xe ô tô. Máy phù hợp cho các xưởng chuyên về sơn xe ô tô. Hay các nhà máy chuyên lắp ráp xe ô tô.
– Chỉ cần 1 thao tác đặt máy lên trên bề mặt sơn để đo.
– Phù hợp với những tiêu chuẩn DIN EN ISO 2808, ISO 2178, ASTM B 499, ISO 2360, ASTM D 7091.
– Máy được thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng, thao tác nhanh. Dải có khả năng đo lên đến 5000 µm. Độ chính xác cao hơn so với các máy thông thường khác. Tự động hỗ trợ để có thể đo bề mặt Tử tình (Fe) và Phi từ tính (NFe). Cung cấp option đầu đo rời khi người dùng cần sử dụng đến.
Máy đo độ dày lớp sơn của hãng QNIX 4500
Máy đo chiều dày lớp sơn phủ của hãng QNIX 4500 được sử dụng phù hợp với bề mặt nền có từ tính Fe (Sắt, thép, …). Đồng thời cũng có thể sử dụng với nền phi từ tính NFe (Nhôm, đồng, …)
Chỉ với 1 thao tác đơn giản và nhẹ nhàng đó là đặt máy vuông góc với bề mặt đo. Người sử dụng có thể đọc được kết quả được hiển thị trên màn hình máy. Giúp người có nhu cầu kiểm tra độ dày sơn đo nhanh được sản phẩm mà độ chính xác vẫn đảm bảo.
Máy được sử dụng trong ngành công nghiệp sơn với yêu cầu độ dày của lớp sơn cần phải chính xác cao, như sơn vỏ điện thoại, sơn vỏ xe ô tô, ….
Máy đo độ dày lớp phủ của hãng QNIX 8500
– QNix 8500 là một trong những thiết bị phù hợp với bạn. Nó cho phép bạn có thể thực hiện các phép đo trên thép, sắt (Fe) và kim loại màu (NFe) như nhôm, kẽm, đồng và đồng thau. QNix 8500 cũng giúp bạn có thể đo với các yêu cầu đặc biệt và cho bạn kết quả đo nhanh và chính xác nhất. Đặc biệt máy dễ sử dụng.
– Trong nhiều lĩnh vực ứng dụng về máy đo độ dày lớp phủ. hiệu chuẩn điểm 0 đơn giản trên chất nền cơ bản đủ. QNix 8500 cũng cung cấp khả năng hiệu chuẩn một điểm và hai điểm để bạn có thể điều chỉnh nó theo các thuộc tính cơ chất khác nhau. Sau đó, bạn có thể thực hiện các phép đo trên các bề mặt cong và các bộ phận nhỏ và, trong những trường hợp hiếm hoi, ngay cả trên các loại thép không gỉ hoặc hợp kim thép khác.