Chi tiết cách sử dụng thiết bị kiểm tra độ bám dính màng sơn


” Sở hữu cho mình một bộ thiết bị kiểm tra độ bám dính màng sơn nhưng không phải ai cũng nắm được cách sử dụng. Tuy nhiên, nếu thiết bị không được sử dụng đúng cách sẽ rất dễ gây ra tình trạng kết quả không chính xác hoặc hỏng hóc… Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách dùng sản phẩm này đơn giản nhất. “

1. 2 bước quan trọng trước khi dùng thiết bị kiểm tra độ bám dính màng sơn

Với bộ thử độ bám dính sơn bằng phương pháp dùng băng keo theo tiêu chuẩn Iso hoặc Astm, dao cắt theo chuẩn tương ứng thì cách kiểm tra độ bám dính của sơn khô rất đơn giản.

a. Cách gắn dao cắt sơn như thế nào là đúng?

Chi tiết cách sử dụng thiết bị kiểm tra độ bám dính màng sơn - Hình 1

Kiểm tra lưỡi dao trước khi sử dụng

Tùy theo từng Model máy, các lưỡi dao cũng có độ sắc cạnh khác nhau. Tuy nhiên, mỗi dao cắt sơn của Thiết bị Đo lường và Bảo trì sẽ bao gồm 4 cạnh, được gắn chắc chắn vào cán dao bằng 1 vít lục giác chìm. Để lúc tháo mở hay gắn dao lên cán cần có 1 đầu mở lục giác chìm tương ứng.

Làm gì khi dao bị mòn?

Khi mỗi cạnh của dao bị mòn, bạn cần xoay ngược 180 độ theo chiều ngược lại, làm 4 lần như vậy sẽ sử dụng được hết khấu hao của lưỡi cắt.

b. Tiến hành đọc

Chi tiết cách sử dụng thiết bị kiểm tra độ bám dính màng sơn - Hình 2

Tiến hành đọc

Thiết bị kiểm tra độ bám dính màng sơn sử dụng phương pháp băng keo có thể dùng để kiểm tra độ bám dính của lớp phủ theo công cụ Iso/Jso/Astm. Tùy theo tiêu chuẩn quy định, bạn có thể lựa chọ phương pháp kiểm tra tương ứng.

  • Lựa chọn lưỡi dao theo tiêu chuẩn giống như sách hướng dẫn sử dụng đi kèm
  • Lựa chọn loại băng keo theo đúng tiêu chuẩn đi kèm lưỡi dao

2. Cách sử dụng thiết bị kiểm tra độ bám dính màng sơn 

a. Cách sử dụng chuẩn ISO / JIS

Bước 1: Đặt lưỡi dao trên bề mặt cần kiểm tra độ bám dính

Bước 2: Lực ấn vừa đủ để cắt xuyên qua lớp sơn tới bề mặt bên dưới

Bước 3: Kéo 1 đường cắt dứt khoát có độ dài khoảng 20mm

(Lưu ý: Nếu trên bề mặt mềm như gỗ hay vật liệu tương tự, bạn nên đặt góc nghiêng dao khoảng 45 độ để tránh làm biến dạng bề mặt).

Chi tiết cách sử dụng thiết bị kiểm tra độ bám dính màng sơn - Hình 3

Cách sử dụng thiết bị kiểm tra độ bám dính màng sơn

Bước 4: Tiến hành cắt đường cắt thứ 2 sao cho phù hợp với đường cắt đầu tiên 1 góc 90 độ.

Bước 5: Sử dụng chổi quét đi kèm bộ sản phẩm để quét sạch lớp sơn vừa cắt, không để lại bụi trên bề mặt caro vừa tạo thành.

Bước 6: Quan sát bề mặt caro vừa được cắt và kiểm tra các vết cắt đã chạm tới phần nền bên dưới chưa. Trường hợp chưa thì hãy tiến hành cắt lại.

Bước 7: Bóc ra 1 đoạn băng keo dài khoảng 75mm và dán chúng lên phần caro vừa được cắt. Sau đó dùng đầu ngón tay miết nhẹ để băng keo được bám dính lên bề mặt vừa cắt.

Bước 8: Đợi khoảng 5 phút để băng keo dính hoàn toàn. Tiếp đó kéo lột lớp băng keo ra nhanh chóng, góc kéo khoảng 60 độ với hướng kéo.

Bước 9: Dán miếng băng keo này lên 1 tấm kính trong suốt, đảm bảo sạch sẽ. Sau đó dùng kính lúp để quan sát và xem kết quả.

Bước 10: Dựa vào bảng so sánh theo tiêu chuẩn ISO/JIS của bảng chuẩn để biết được tình trạng của mẫu bạn vừa thử.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ: Hotline 0936.983.953

b. Cách sử dụng chuẩn ASTM

Chi tiết cách sử dụng thiết bị kiểm tra độ bám dính màng sơn - Hình 4

Cách sử dụng chuẩn ASTM

Tương tự như các bước thay dao và băng keo theo chuẩn ISO/JIS bên trên. Sau đó tới bước dán băng keo lên bề mặt, bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Chờ khoảng 1 phút để băng keo có thể bám dính hoàn toàn.

Bước 2: Lột băng keo lên theo hướng 90 độ.

Bước 3: Thực hiện các bước còn lại giống như chuẩn ISO/JIS và so sánh kết quả với bảng bên dưới.

Hiện nay, CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ BẢO TRÌ VIỆT NAM  (tên giao dịch viết tắt: VN INSTRUMENT CO., LTD) có đầy đủ Thiết bị kiểm tra độ bám dính màng sơn chính hãng, đảm bảo chất lượng để cung cấp tới người tiêu dùng. Nếu có nhu cầu bạn có thể liên hệ ngay tới Hotline 0936.983.953 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Tin liên quan

Tại sao nên mua máy phân tích chất lượng điện năng tại đo lường bảo trì?

Máy phân tích chất lượng điện năng là thiết bị giúp chúng ta phân tích chất lượng điện một cách...

Bất ngờ với tính năng của máy kiểm tra phóng điện cục bộ

Phóng điện cục bộ (PD – Partial Discharge) là hiện tượng phóng điện trong vật liệu cách điện của các...

5+ ưu điểm vượt trội của thiết bị kiểm tra khuyết tật mối hàn

Thiết bị kiểm tra khuyết tật mối hàn là lựa chọn hoàn hảo đối với nhu cầu trang bị một...

Khi nào nên sử dụng máy phát hiện rò rỉ khí nén?

Hiện tượng rò rỉ khí nén sẽ gây lãng phí điện đáng kể vì rất khó để bạn có thể...

Camera nội soi kết nối điện thoại hệ điều hành Androi, IOS

Khác với thiết bị camera nội soi công nghiệp, camera nội soi cầm tay thì sản phẩm camera nội soi...

Tại sao ngành bảo trì cần đến thiết bị phân tích chuẩn đoán rung?

Thiết bị phân tích chuẩn đoán rung là sản phẩm không thể thiếu trong ngành công nghiệp. Thế nhưng không...